Hạn chế ôtô bằng ràng buộc chỗ đỗ - giải pháp không khả thi

Việc sở hữu xe hơi và chiếm hữu ("có") chỗ đỗ xe là hai phạm trù khác nhau. Ôtô có đăng ký quyền sở hữu, còn chỗ đỗ xe thì không.

Gần đây có đề xuất "có chỗ đậu xe hơi mới được sở hữu ôtô". Theo tôi, đề xuất này, nếu được chấp thuận và cho triển khai, sẽ khó khả thi, không giúp ích được nhiều cho cả hai mục đích Giải bài toán giao thông và phát triển của công nghiệp ôtô Việt Nam:

Do là 2 phạm trù khác nhau nên sẽ có xu hướng bùng phát các "kiểu" chiếm hữu chỗ đỗ: mua nhà có garage, thuê chỗ đỗ, đỗ nhờ, thậm chí có thể làm giả các bằng chứng... Ngoài ra, việc sở hữu chỗ đỗ, mật độ xe lưu thông và năng lực của hạ tầng cơ sở hiện hữu cũng là các phạm trù khác nhau.

Ở các nước khác, chẳng hạn Singapore, họ có thể triển khai nhiều điều kiện đối với người sở hữu xe hơi để giảm thiểu số lượng xe cá nhân. Nhưng chỉ triển khai vận dụng những điều kiện đó, khi hạ tầng giao thông công cộng đã đáp ứng cơ bản nhu cầu đi lại của người dân. Ai đã đến thăm Singapore, dù chỉ một lần, hẳn sẽ dễ dàng đồng ý rằng, thà đi bộ kết hợp với việc sử dụng phương tiện công cộng ở đó, còn hơn là “nhong nhong” ngoài đường với xe máy và ôtô cá nhân.

Tính khả thi của việc “hậu kiểm” tính xác thực của chỗ đỗ đã đăng ký cũng là một vấn đề. Tháng này chủ xe thuê được chỗ ở bãi, tháng sau bãi đó bị giải tỏa để xây cao ốc văn phòng, chẳng lẽ buộc phải bán xe?

Hiện nay taxi chiếm tỷ lệ áp đảo trong tổng số xe hơi bốn bánh và cũng chưa thấy có một quy hoạch nào đối với sự tồn tại, hoạt động và phát triển loại xe này để góp phần giải bài toán giao thông. Vậy, có nên làm ngay kẻo muộn?

Quy hoạch giao thông đòi hỏi giải bài toán tổng thể, chủ yếu là tương quan giữa năng lực của cơ sở hạ tầng, hệ thống phương tiện giao thông công cộng, với nhu cầu đi lại của người dân. Việc hạn chế sở hữu ôtô cá nhân không hề làm giảm sự gia tăng thêm số lượng xe gắn máy hai bánh của cá nhân. Hiện đã có kế hoạch, chiến lược nào khả thi và được người dân ủng hộ, để giảm thiểu xe máy càng nhanh càng tốt, chưa?

Cuối cùng, do TP Hồ Chí Minh là một trong hai trung tâm kinh tế lớn nhất nước. Cùng với Hà Nội,  TP Hồ Chí Minh cũng là một thị trường tiềm năng nhất, xương sống của chiến lược xây dựng và phát triển công nghiệp ôtô (bao gồm cả phát triển xe hơi loại nhỏ), nền công nghiệp chế tạo máy, công nghiệp phụ trợ, một nhu cầu bức thiết của nên kinh tế Việt Nam hiện nay.

Vậy, chẳng lẽ chiến lược xây dựng nền công nghiệp ôtô, công nghiệp phụ trợ này sẽ còn phải chịu khó, nhường chỗ cho sự phát triển của công nghiệp lắp ráp xe gắn máy hai bánh, đồng thời cũng phải chờ sự phát triển của các chỗ/bãi đậu xe công cộng và chỗ đậu của tư nhân?

Trí Nhân
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

Theo: www.vnexpress.net

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI Ô TÔ NAM VIỆT
Giấy phép đăng ký kinh doanh số: 0108105110 do Sở KHĐT TP. Hà Nội cấp ngày 03/01/2018
VPGD: P802 Tòa nhà B6 Khu Mỹ Đình I, Đường Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm , Hà Nội
Bãi Xe: Chân cầu Đông Trù, Đông Anh, Hà Nội

Xưởng sản xuất: Dốc Vân (đầu quốc lộ 3), Xã Mai Lâm, Huyện Đông Anh, TP. Hà Nội
Website: www.banxetai.com.vn ; G-mail: quyhaoc@gmail.com
Hotline: Mr. Quý Hà 0988 535 222

 

Bấm Gọi0988535222