Những lưu ý cho người mới chạy xe côn tay

Tập ra côn tay, đi số phù hợp, không cắt côn thả trôi dốc là những quy tắc người mơi chạy xe côn tay gần nhớ.

Xe côn tay đòi hỏi người lái phải vận động cả hai tay hai chân sao cho linh hoạt và ăn khớp với nhau. Chạy xe côn tay nếu thành thạo sẽ tạo ra những niềm vui cầm lái, nhưng với người chưa thành thạo có thể mang tới những tình huống trớ trêu thậm chí nguy hiểm. Để có thể điều khiển xe côn tay uyển chuyển, người mới lái nên lưu ý những điểm dưới đây:

1. Tập ra côn

Người mới chạy có tâm lý sợ chết máy nên kéo ga ngay khi mới ra côn chút ít. Hành động này khiến động cơ gầm lên mà xe không thể di chuyển do côn chưa ra đủ khoảng cách cần thiết. 

Để luyện tập, chọn nơi rộng rãi, bằng phẳng và cách xa đường công cộng. Vào số 1, tay trái bắt đầu thả côn và không kéo ga. Thả thật chậm rãi cho tới khi xe bắt đầu lăn bánh chậm chậm. Ghi nhớ khoảng côn này và tập luyện lại những lần sau, đẩy nhanh tốc độ ra côn nhưng không thả hết mà giữ cữ như ban đầu. Sau nhiều lần tập, người lái sẽ biết nhả côn ở đoạn nào thì xe chuyển động, từ đó điều chỉnh tay ga theo cho phù hợp. 

nhung-luu-y-cho-nguoi-moi-chay-xe-con-tay

Bước luyện tập này thực sự quan trọng khi phải khởi động ở ngang dốc. Nếu thả côn quá vội sẽ chết máy, nếu chưa thả đủ côn đã ga thì xe không chạy và trôi dốc nếu không phanh. 

2. Đi số phù hợp 

Khi chạy xe số không có côn tay (côn tự động), bạn có thể chạy ở bất cứ số nào khi xe đang lăn bánh, tất nhiên số không phù hợp sẽ làm hại hộp số, xe nhanh ì theo thời gian. Nhưng khi đi xe côn tay, tốc độ chậm chạy số cao có thể chết máy. 

Lúc này, hãy về số thấp. Nhận biết đang đi sai số bằng cách nghe xe, nếu phát ra những tiếng lọc cọc và xe giật giật tức bạn đang đi số cao hơn tốc độ lăn bánh.

3. Không cắt côn thả dốc 

Nhiều người trẻ chạy xe côn tay có quan niệm cắt côn thả dốc để lợi dụng quán tính, tiết kiệm xăng nhưng đó là cách hiểu sai lầm. Khi cắt côn sẽ có thể trôi nhanh hơn vì không còn phanh hãm động cơ, nhưng chính vì thế khiến xe mất độ bám đường, phanh giảm tác dụng và gây nguy hiểm nếu đường quanh co phải cua nhiều. 

Chỉ sử dụng côn để chuyển số và điều côn khi chạy số thấp, tốc độ chậm. Cắt côn thả dốc là đũa giỡn với tính mạng. 

4. Khởi động ở N, dừng xe về N

Một số người khi chạy xe côn tay đến nơi dừng thường để số 1 thậm chí 2, 3 và thả tay côn cho xe tự tắt máy hoặc vặn chìa khoá tắt máy. Cách chạy xe này nguy hiểm bởi nếu một người khác chưa thuần thục leo lên xe sau đó sẽ khó làm chủ tình hình. 

Tương tự vậy khi khởi động xe, hãy luôn ở N rồi vào 1, không để ở 1, 2 và nổ máy, một phút lơ là mất kiểm soát tay côn, ga có thể khiến mọi thứ phức tạp. Về N, nổ máy, chắc chắn mọi thứ đã sẵn sàng rồi mới vào 1 để khởi hành. 

5. Số 1-0-2

Quy tắc của hộp số móc khi chạy xe côn tay là đạp vào 1, móc lên 2 nhưng có khoảng lửng là số 0. Khi đang ở 1, móc một nửa lực cần số để về 0, móc mạnh sẽ lên 2. Ngược lại khi đang ở 2, đạp về nửa lực sẽ xuống 0, đạp mạnh xuống 1. 

Minh Hy

Theo: www.vnexpress.net

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI Ô TÔ NAM VIỆT
Giấy phép đăng ký kinh doanh số: 0108105110 do Sở KHĐT TP. Hà Nội cấp ngày 03/01/2018
VPGD: P802 Tòa nhà B6 Khu Mỹ Đình I, Đường Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm , Hà Nội
Bãi Xe: Chân cầu Đông Trù, Đông Anh, Hà Nội

Xưởng sản xuất: Dốc Vân (đầu quốc lộ 3), Xã Mai Lâm, Huyện Đông Anh, TP. Hà Nội
Website: www.banxetai.com.vn ; G-mail: quyhaoc@gmail.com
Hotline: Mr. Quý Hà 0988 535 222

 

Bấm Gọi0988535222